Tuesday, September 9, 2014

Photoshop cơ bản - Bài 7


Qua 6 bài học vừa rồi, hẳn các bạn đã nắm được phần căn bản của photoshop, bắt đầu từ bài này trở đi, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm các hiệu ứng bằng photoshop. Sau này trước khi sử dụng các lệnh mới trong lúc thực hành thì mình sẽ giải thích về các lệnh đó cho các bạn.

1/ Tạo cầu vòng đơn giản

Chúng ta ai cũng có một thời từng thích được nhìn ngắm cầu vòng sau cơn mưa, trong bài hướng dẫn sau đây mình sẽ chỉ cho các bạn cách tạo 1 cầu vòng đơn giản bằng cách sử dụng Gradient và Layer trong photoshop



  • B1: Các bạn mở file background (Link tải hình mình đính kèm ở trên)
  • B2: Tạo 1 Layer mới 

  • B3: Chọn công cụ Gradient Tool (G) nằm bên trái giao diện chính. Nhấn dải màu chuyển nằm phía trên thanh tùy chọn.

Sau đó các bạn nhấn vào biểu tượng . Chọn nhóm màu "Special Effects". Quay trở lại hộp thoại Gradient Editor, bạn chọn dải màu chuyển "Russell's Rainbow" từ danh sách, nhấn OK.

Các bạn chọn kiểu tô là "Radial Gradient" 


  • B4: Giữ và rê chuột từ phải sang trái như hình bên dưới

Các bạn sẽ thu được kết quả nhu sau


  • B5: Các bạn set mode cho Layer chứa cầu vòng là "Screen" và chọn Opacity là 70%. Dùng công cụ Eraser Tool (E) thiết lập thông số Flow ở mức 30-40% và tô phần đuôi cầu vòng. Và đây là kết quả 

Video: 



















Thursday, August 28, 2014

Photoshop cơ bản - Bài 6

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn về các lệnh còn lại của Menu Image.

1/ Nhóm lệnh Auto: 

Đây là nhóm lệnh
  • Auto Tone (Ctrl + Shift + L): Tự động điều chỉnh tông màu
  • Auto Contrast (Ctrl + Alt + Shift + L): Tự động điều chỉnh tương phản
  • Auto Color (Ctrl + Shift + B): Tự động điều chỉnh màu sắc

2/ Image Size:(Ctrl + Alt + I)

Lệnh này dùng để chỉnh sửa kích thước, độ phân giải của file. Không nên nhầm lẫn thành phần này với Canvas Size, vì với lựa chọn này kích thước của toàn bộ file ảnh sẽ bị thay đổi.

3/Canvas Size:

Tăng kích thước trống xung quanh bức ảnh



3/Image Rotation:

Lệnh này dùng để quay bức ảnh theo một góc 90 hoặc 180, lật đối xứng hình theo 2 trục.

Vậy là chúng ta đã điểm qua các lệnh căn bản của Menu Image, sau đây chúng ta sẽ cùng thực hành lại các lệnh đã học để tạo hiệu ứng cho ảnh

Sunday, August 24, 2014

Photoshop cơ bản - Bài 5

Chào các bạn, qua các bài học trước chắc hẳn các bạn cũng đã phần nào làm quen được với photoshop, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các lệnh thường được sử dụng. Ở bài 4, trong phần nói về màu sắc các bạn đã làm quen với Menu Image -> Mode, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Menu Image -> Adjustments. Chúng ta sẽ lướt qua phần lý thuyết trước khi vào phần thực hành.

1/Menu Image -> Adjustments 


Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của từng lệnh:
  • Brightness/Contrast: Điều chỉnh sáng tối và độ tương phản cho ảnh


  • Levels (Ctrl + L): Cân bằng sáng tối cho ảnh dựa vào thanh trượt với 3 cấp độ sáng tối. Phía bên phải có 3 biểu tượng ống hút dùng để lấy mẫu màu đen , xám và trắng trong tấm ảnh .


  • Curves (Ctrl + M): Cân bằng sáng tối cho ảnh dựa vào đồ thị đường cong


  • Exposure: Điều chỉnh độ phơi sáng của ảnh và thường hay dùng để pha ra những kiểu màu bị mờ đục (có 1 lớp màng đục phủ lên ảnh) nhưng lại trông rất nghệ thuật
    • Thanh Exposure: Hiệu chỉnh tăng hoặc giảm thời gian của độ phơi sáng. 
    • Thanh Offset: Chỉnh độ sáng hoà trộn cùng với màu sắc.
    • Thanh Gamma Correction: Chỉnh sắc độ ánh sáng và màu sắc. 


  • Vibrance: Chức năng này để điều hoà độ sống động của màu sắc trong tấm ảnh, khi tăng Vibrance thì đồng thời cũng tăng Saturation(độ bão hoà) theo tỉ lệ thuận. Về cơ bản, nó có phần giống với Hue/Saturation ở tác dụng làm nhạt màu hoặc là làm cho sặc sỡ lên. Chúng ta dùng nó để làm màu sắc của hình ảnh trông sống động hơn. 


  • Hue/Saturation (Ctrl + U): Dùng để kiểm soát sắc độ và độ bão hoà của màu sắc tấm ảnh, (Làm màu bức ảnh nhạt đi hoặc đậm lên).


  • Color Balance (Ctrl + B): Dùng để điều chỉnh cân bằng các cặp màu, là công cụ cân chỉnh màu sắc mạnh mẽ nhất vì sự đa năng của nó. Nó có thể khử màu nóng của đối tượng và cũng có thể tăng thêm màu nóng cho đối tượng bằng cách kéo thanh trượt về 2 phía. Để khử màu nóng, ta kéo thanh trượt về phía màu lạnh(cyan và blue...). Để tăng màu nóng, ta kéo thanh trượt về phía màu nóng(red và yellow...). Ở những dạng ảnh chân dung, da mod dư màu nóng hay lạnh thường được quyết định ở midtones và highlight nên ta chỉ cần chỉnh ở 2 kênh này.


  • Black & White (Ctrl + Alt + shift + B): Tạo ảnh trắng đen, đơn sắc


  • Photo Filter: Như tên gọi của nó, Filter có nghĩa là lọc màu. Sức mạnh của Photo Filter chính là ép màu thật mạnh và hiệu quả



  • Channel Mixer: nghĩa là trộn kênh, nó dùng để điều hòa lại cường độ của 3 kênh màu. Đôi khi nó còn được dùng để blend màu, và in ấn. Nguyên lí làm việc cũng giống như 3 kênh màu trong Curver, lựa chọn các blending mode linh hoạt để cho ra kết quả tốt nhất.
    • Lưu ý: Nhấp chọn hộp kiểm Monochrome để chuyển ảnh sang dạng xám (Gray).



  • Color Lookup: Dùng để blend màu cho đối tượng, tính năng này chỉ có từ bản CS6 trở đi



  • Invert (Ctrl + I): Tạo âm bản cho Layer


  • Posterize: Tạo áp phích in lụa
 

  • Threshold: Xác định ngưỡng trắng đen cho đối tượng, dùng để cân chỉnh sáng tối cho đối tượng



  • Gradient Map: Tạo lớp chuyển sắc cho đối tượng. Sau đó là lựa chọn Blending Mode và điều chỉnh opacity theo ý đồ lên tone màu của mình sao cho phù hợp .




  • Selective Color: Điều chỉnh nhiều kênh màu một cách riêng biệt mà không bị ảnh hưởng dây chuyền. Nếu Color Balance làm cho màu bị liền lạc khi điều chỉnh thì Selective color rất hiệu quả trong việc ''chọn lọc'' màu. Có 9 kênh màu: Reds, Yellows, Greens, Cyans, Blues, Magentas, Whites, Neutrals, Blacks .



  • Shadows/Highlights: Chỉnh sáng tối cho đối tượng



  • HDR Toning: (hay HDRI) là từ viết tắt của High Dynamic Range (High Dynamic Range Imaging). Trong thuật ngữ đơn giản, hình ảnh HDR được thực hiện bằng cách kết hợp tiếp xúc nhiều điểm của một hình ảnh. Mục đích cụ thể của HDRI là đại diện cho các mức cường độ được tìm thấy trong những cảnh thực sự khác nhau, từ sáng đến tối. Bỏ qua các thuật ngữ giải thích khó hiểu, ta chỉ cần nắm bắt ý nghĩa của HDR là cho ra hình ảnh phong phú và nhìn “mát mắt”. Dùng tạo ảnh có độ tương phản cao, dải màu rộng



  • Variations: Thêm bớt độ sáng và sắc độ cho các màu cơ bản


  • Desaturate (Ctrl + Shift + U): Khử màu cho đối tượng


  • Match Color: Áp tông màu ảnh này cho ảnh khác



  • Replace Color: Lệnh này cho phép bạn chọn một vùng màu trong một file ảnh sau đó thay đổi những màu này thành màu bạn muốn bằng cách đặt lại giá trị Hue SaturationBrightness của vùng màu đã chọn thông qua việc di chuyển các con trượt. Hoặc bạn có thể dùng hộp màu Color picker để chọn màu. Trực quan nhất vẫn là dùng công cụ Eyedropper để chọn một mẫu màu trong file ảnh.




  • Equalize: Tạo điểm nhấn tại các chi tiết, tự trung hoà độ sáng


Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong tất cả các lệnh con của lệnh Menu Image -> Adjustments. Bộ lệnh này rất hữu dụng và thường xuyên được sử dụng. Bạn có thể tạo ra rất nhiều hiệu ứng khác nhau cho các bức hình bằng cách sử dụng Adjustment. Với sự sáng tạo và một chút nghịch ngợm, bạn sẽ thấy Photoshop là công cụ siêu tuyệt vời
Đây là hình mình dùng làm ví dụ : Hình 1

Vậy là chúng ta đã xong phần lý thuyết. Trăm hay không bằng tay quen, thử sức với phần thực hành bên dưới nào.
Hình 2
Hình 3